Thursday, August 5, 2010

Sách "Đại học"- vài dòng trích lục

Dai hoc tiet yeu Thanh Thai
Đại học tiết yếu bản Thành Thái
Dai hoc tap chu Tong ban
Đại học chương cú-Tống  bản
Dai hoc dai toan ban Ho Quang
Đai học đại toàn-Hồ Quảng



Dai hoc
Phép đọc sách Đại học:

Nguyên văn [tr.10a] : 領,惟 . 便 入。讀 多, 先。讀 心, (好 色,惡 臭)。 乎?一 不至 已。必 知, 有。( ) ( )

[Chu Tử nói: Các sách như Luận ngữ, Mạnh Tử hỏi đáp tùy theo từng việc nên khó nhìn thấy được yếu lĩnh của sách. Duy có sách Đại học hệ thống trước sau nối nhau đều có ý vị ngẫm ngợi soi xét. Sách này cho biết sở hướng của cổ nhân trong việc học, lại khiến cho việc đọc sách Luận ngữ, Mạnh Tử được dễ dàng hơn. Đọc sách không nên tham nhiều, nhưng trước tiên cần phải đọc sách Đại học. Đọc Đại học há còn nhìn gì khác ngoài việc đem lời nói và ý muốn kiểm nghiệm lại ở trong lòng, xem mình có hiếu thiện như hiếu sắc, có ghét ác như ghét mùi hôi thối. Thử nghiệm ở trong lòng ta xem quả có thể như thế hay chăng? Nếu có một chỗ nào chưa đạt đến thì "dũng mãnh", "phấn dược" không ngừng. Chắc chắn có "trưởng" "tiến" mà không biết, như thế thì sách nói đằng sách, ta làm đằng ta, có ích ở chỗ nào?]



Một đoạn bàn về “nghĩa” “lợi”, “lí tài” và “dụng nhân” trong "Đại học tiết yếu" của Bùi Huy Bích

[Người nhân thì dùng của cải để mở rộng thân thế còn người bất nhân thì dùng thân thế để làm của cải sinh sôi.
Bậc nhân thì phát tán của cải để được lòng dân, còn kẻ bất nhân thì quên thân mình để vun của cải. Họ Trần nói: Vua Trụ tập trung của cải ở Lộc Đài mà lại mất nước, Chu Vũ vương phân phát của cải mà lại hưng khởi, đó chính là bằng chứng vậy.
Chưa từng có chuyện bề trên chuộng điều nhân mà bề tôi lại không ưa điều nghĩa.Chưa từng có chuyện người ưa điều nghĩa mà việc của họ lại không thành vậy. Chưa từng có chuyện của cải trong kho lại không phải là của cải vậy.
Bề trên chuộng nhân để yêu bề tôi của mình thì bề tôi lại chuộng nghĩa để trung với bề trên cho nên việc chắc chắn sẽ thành. Mà của cải trong kho cũng không lo bị xuất ra một cách trái lẽ vậy (của cải vì ta mà có).
Chu Tử nói: Nhân, nghĩa chỉ là một đạo lí. Bậc bề trên kêu gọi làm điều nhân, bề tôi ở dưới liền hô hào làm việc nghĩa.
Ngô Quý Tử nói: Của cải thì ai cũng muốn, nhưng ta tranh đoạt nó làm của riêng thì đó là sự khởi đầu của mầm hoạ vậy. Người nhân phân phát của cải để cùng chung hưởng với người, đại khái là muốn triệt tiêu lòng bất bình của họ, chớ khiến thân ta rơi vào chỗ phải tranh đoạt mà thôi. Thóc gạo ở Cự Kiều[1], Vũ Vương biết rằng nó làm nên giàu có. Ví thử không đoái đến lòng oán vọng của dân nhà Thương, hà cớ gì thà phát gạo mà không tiếc. Châu ngọc ở Quan Trung[2], Bái Công biết là khó đoạt, nếu như không nghĩ đến người nước Tần ghé mắt, cớ gì thà bỏ mà không giữ lại. Như thế của cải tuy phát tán mà dân thì lại tụ. Tụ hợp người trong thiên hạ mà quy về, kế thừa nhà Thương mà làm vua, thay nhà Tần làm hoàng đế, sự mở rộng thân thế của họ, ai có thể sánh bằng? Ngược lại, người bất nhân thì không như vậy. Lòng ham thích của cải nặng hơn yêu bản thân. Trụ vương thà chết để đổi lấy kho tàng ở Lộc Đài[3]. Đức Tông lấy cái chết để đổi lấy của cải tích trữ ở hai kho Đại Doanh, Quỳnh Lâm[4]. Những việc ấy có thể trông thấy vậy. Bậc nhân chưa từng có ý triệt thân (đem cả thân mình cho người), đức mà phân minh thì thân cũng được tôn kính là lẽ tất nhiên vậy. Chu Tử nói: người nhân không phải là bỏ của cải để mua lấy sự quy phục của mọi người, chỉ là không chiếm giữ cho riêng mình nên lòng người tự theo về mà bản thân cũng tự nhiên được tôn kính. Đó là nói về hiệu quả như thế của việc phân phát của cải]

Quách Hiền dịch


Đọc chi tiết thêm về sách Đại họcTrung dung ở đây.


+ Em cần thêm một chút thời gian, Người biết chứ :))

[1] Cự Kiều: Nơi tích trữ lương thực của nhà Thương, nay nằm ở phía đông bắc huyện Khúc Chu tỉnh Hà Bắc. Cự Kiều chi túc: Vua Trụ nhà Thương đặt nặng chế độ thu thuế lương thực để thóc gạo chất đầy ở Cự Kiều. Chu Vũ Vương diệt vua Trụ, lấy thóc ở Cự Kiều phân phát cho dân chúng.
[2] Quan Trung chi châu: Theo Sử kí, Cao Tổ bản kỉ, Bái Công sau khi tiến vào Quan Trung nghe lời can của Trương Lương và Phàn Khoái, liền cho niêm phong kho tàng, đồ châu ngọc quý báu của nhà Tần rồi trở về đóng quân ở Bá Thượng, triệu tập các vị phụ lão và thân hào ở các huyện đến nói rõ lí do đến Quan Trung là vì trừ hại cho dân chúng chứ không cốt xâm phạm, làm việc hung bạo.
[3] Lộc Đài: Tên một lầu cổ nằm ở phía Nam trấn Triều Ca, huyện Dương Âm, tỉnh Hà Nam, tương truyền là do Trụ Vương dựng, là phủ khố tích trữ của cải. Chu Vũ Vương phạt Trụ, quân của vua Trụ bị đánh bại, Vua Trụ trèo lên lầu tự thiêu mà chết.
[4] Quỳnh Lâm, Đại Doanh: Theo Tân Đường thư, Lục Chí truyện, Đường Đức Tông (Lý Thích) đặt hai kho Đại Doanh và Quỳnh Lâm ở hai bên cung Phụng Thiên, riêng để chứa cống vật

No comments:

Post a Comment