Saturday, March 9, 2013

K-Pop và phong trào dân chủ Gwangju

Hai music video này của ban nhạc Speed- một ban nhạc thần tượng mới của Kpop-xây dựng một câu chuyện tình dựa trên bối cảnh là phong trào dân chủ Gwangju diễn ra vào tháng 5 năm 1980 ở Hàn Quốc. That's my fault và It's over của Speed ra đời trong thời điểm Hàn Quốc đón nhận nữ tổng thống đầu tiên: bà Park Guen hye. Sự kiện được tái dựng trong hai MV này là một sự kiện lịch sử diễn ra không lâu sau khi cha bà Park Guen hye, tổng thống độc tài Park Chung hee bị ám sát vào ngày 26-10-1979. Các MV của Speed được chiếu công khai trên các kênh truyền hình và được đón nhận rộng rãi trong tầng lớp thanh thiếu niên Hàn Quốc và toàn Châu Á. Tôi không muốn so sánh giữa sự kiện "18 tháng 5" ở Hàn Quốc và sự kiện "Lục tứ" ở  Trung Quốc, sự kiện nào nhạy cảm hơn sự kiện nào, nhưng rõ ràng, trong khi  "sự kiện Thiên An Môn" vẫn là một điều cấm kỵ ở Trung Quốc thì một ban nhạc thần tượng, lính mới tò te của Kpop, hoàn toàn  tự do chuyển tải thông điệp của họ đến giới trẻ trền nền bối cảnh của phong trào dân chủ Gwangju. 

Phần 1: That's my fault




Phần 2: It's over 



5 comments:

  1. Em đọc thấy Vụ Gwangju đã được đánh giá lại vào cuối những năm 1980. Năm 1987 Hàn Quốc bắt đầu có bầu cử tổng thống trực tiếp. Từ sau đó dân chủ hóa được đẩy mạnh, cuối những năm 1990 chính phủ còn đem ra xử các quan chức chịu trách nhiệm vụ Gwangju. Trung Quốc đã bao giờ chính thức thừa nhận vụ Thiên An Môn là tội ác thảm sát đâu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đó chính là sự khác biệt căn bản :). Lịch sử là gì? Và tại sao vẫn tồn tại một thứ như là "những điều cấm kỵ" không được phép thảo luận công khai, không được có chỗ đứng trong nghiên cứu lịch sử hiện đại ở các nước như Trung Quốc và Việt Nam? Chính vì những điều cấm kỵ đó mới khiến cho những cuốn sách như "Bên thắng cuộc" trở thành một hiện tượng đọc sôi sùng sục đến thế trong thời gian vừa qua.

      Delete
  2. Người ta vẫn bảo lịch sử thuộc về kẻ thắng. Và không có "triều đại" nào là vĩnh viễn.
    Em thấy cái hay ở mấy video kia là tụi trẻ Hàn quan tâm tới lịch sử đất nước và đưa vào những tác phẩm giải trí đương đại rất khéo. Ở mình, cho dù là không cấm kỵ thì tụi trẻ cũng có quan tâm mấy đâu?! Thích nghe/xem và thích hát về tình yêu sến sẩm thôi. :))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chính xác lịch sử luôn thuộc về kẻ thắng và kẻ mạnh !

      Delete
  3. trẻ Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến lịch sử

    ReplyDelete