“Tử Cống
hỏi Khổng Tử “Tứ tôi chán ghét việc học, muốn nghỉ ngơi để phụng sự
chúa quân, có được không?”. Đức Khổng Tử trả lời: “Kinh Thi” có câu: “Sớm cung
chiều kính, làm việc nghiêm túc
lại cẩn thận”. Phụng sự chúa quân khó lắm, phụng sự chúa quân
có thể ngơi nghỉ được chăng? ”. “Vậy Tứ tôi muốn nghỉ ngơi để hầu hạ
cha mẹ”. Khổng Tử đáp: “Kinh Thi”
có câu: Bậc hiếu tử thì không có
chỗ tận cùng, trời mãi mãi ban
thưởng cho họ”. Hầu hạ cha mẹ khó lắm, hầu hạ cha mẹ có thể
ngơi nghỉ được chăng? “Vậy Tứ tôi muốn nghỉ ngơi nơi vợ con có được
không?” Khổng Tử đáp: “Kinh Thi
có câu: “Làm gương cho vợ, rồi đến
anh em, cứ theo đó mà trị lý việc nước việc nhà”. Ở với vợ con khó
lắm, ở với vợ con có thể ngơi nghỉ được chăng? “Vậy thì Tứ tôi nghỉ
ngơi nơi bằng hữu, có được không?”. Khổng Tử đáp: “Kinh Thi có câu: “Bằng hữu
tương trợ, tương trợ phải uy nghi”. Ở với bằng hữu khó lắm, ở với
bằng hữu có thể ngơi nghỉ được chăng? “Vậy Tứ tôi muốn nghỉ ngơi để
đi làm ruộng, có được không?”. Khổng Tử đáp: “Kinh Thi có câu: “Sáng
ngươi cắt cỏ mao, tối ngươi lại bện thừng, vội vã sửa mái gianh, kịp vụ mùa sắp tới”. Làm ruộng
khó lắm, làm ruộng có thể ngơi nghỉ được chăng?”. “Vậy Tứ tôi không
lúc nào được ngơi nghỉ ư?” Khổng Tử đáp: “Hãy nhìn xem phần mộ kia, ở
chốn cao như thế, được đắp nổi như thế, ngươi nhìn vào chỗ ấy thì
có thể biết lúc nào có thể ngơi nghỉ vậy”. Tử Cống nói: “Ôi, lớn
thay, cái chết! Quân tử nghỉ ngơi vào lúc ấy, tiểu nhân cũng nghỉ ngơi
vào lúc ấy.”. (Trích dịch, thiên “Đại lược” sách Tuân Tử)
Chưa có
số liệu khảo sát rõ ràng, nhưng cứ theo đoạn đối đáp trên mà suy
thì đàn ông Trung Quốc thời cổ đại, với đủ mọi thể loại áp lực
suốt cả cuộc đời như thế kia, có lẽ là những người thường xuyên bị
stress nhất thế giới, chả thế mà họ đến tuổi 50 đã mừng rỡ xem
như là “thọ”. Nói thật chứ lúc
dịch xong cái đoạn đối đáp trên suýt nữa tôi cũng rống lên vì….stress
(he he).
Đoạn trích trên là một trong nhiều đoạn trích được tiến
sĩ triết học trẻ người Trung Quốc tên là Khấu Bằng Trình đưa ra như một minh chứng cho quan điểm
của anh ta: nền văn hóa Trung Quốc là một nền văn hóa nặng nề trầm trọng. Nền văn hóa ấy có vẻ ngoài dị dạng (khi
nhân loại còn ở giai đoạn trẻ thơ (giai đoạn thần thoại Hy Lạp) thì lúc
ấy Trung Quốc đã là một ông già lọm khọm với mũ áo nghi lễ đầy mình), trên vai thì đè nặng các thể loại áp lực về lễ nghi và bổn phận giống như thần Atlas cõng
bầu trời trên lưng, và trong lòng (trong tầng sâu của nền văn hóa) thì ôm một khối "bi cảm" thống thiết. Vì thế cốt tủy của văn hóa Trung Quốc chính là “bi cảm”, vì bi quá, bi đến mức không thể
bi hơn được nữa cho nên phải “lạc cảm” để mà tồn tại. Nói như thế có
nghĩa là Khấu Bằng Trình đã “cãi” lại một quan niệm tồn tại như một chân
lý từ bao lâu nay ở Trung Quốc (cũng có nghĩa là anh ta “cãi”
lại cả những tên tuổi lớn): nền văn hóa Trung Quốc là nền văn hóa “lạc
cảm” (Lý Trạch Hậu), và rằng Trung Quốc làm gì có bi kịch
đích thực (Chu Quang Tiềm, Hồ Thích, Lỗ Tấn…..)! Phản bác tất cả những tên tuổi lớn, Khấu Bằng
Trình bảo: Khồng, các bác nói thế nào ấy chứ, em đọc lại kinh điển thì thấy rằng, cái tinh thần đến chết mới được nghỉ ngơi, cái tinh thần cứ tiến mãi không được dừng nghỉ giữa chừng là bi kịch quá đi ấy chứ. Trung Quốc đầy rẫy tinh thần bi kịch! Xuất phát
điểm của nền văn hóa Trung Quốc đã là bi kịch.
Nhân đọc bài của người ta, tôi lại nhớ đến câu hỏi: ở Việt Nam chúng ta có bi kịch đích thực hay không? Nhiều người có kiểu tư duy không thua kém "rất lạ": thế giới có giá trị đẹp đẽ gì thì chúng ta nhất định cũng phải có, và vì thế cứ nhất quyết phải tìm ra cho có. Thử dũng cảm một lần phủ định xem nào: Ở Việt Nam làm gì có cái nền tảng nào để tạo nên bi kịch đích thực. Hết ạ.
…………………
À chưa hết, (Lưu ý: đoạn này không dành cho những người không biết đùa): mấy
bác triết học cứ thích dùng các khái niệm to tát dễ gây stress như:
cái đẹp, cái bi, cao thượng, hướng thượng, rồi thì hành động bi kịch
với lại số phận bi kịch. Chém gió ở chiếu đình làng thì đành thúc thủ theo lệ, nhưng ở trên blog này, tôi thích đinh nghĩa bi kịch như thế này: Bi kịch là một người gào lên “I love you”, còn người kia thì
bịt tai lại sợ hãi (he he). Như thế này chẳng hạn: :))
Em thích câu: "Ở với vợ con khổ lắm. Ở với vợ con có thể nghỉ ngơi được chăng". Thánh nhân nói chỉ có đúng:)) (ĐN)
ReplyDeleteCái này, thuật ngữ "chiên [khoai] môn" gọi là "tiếp nhận theo quy ước giới tính" đó :))
Delete"Ở Việt Nam làm gì có cái nền tảng nào để tạo nên bi kịch đích thực." Vậy là bác đã tự mâu thuẫn rồi đấy :)
ReplyDeleteVầng, "tự mâu thuẫn" ở chỗ nào xin bác cứ tận tình chỉ bảo :)
DeleteĐến như thế mà còn chưa được gọi là bi kịch à :))
DeleteĐọc comment của bác tôi suýt sặc cà phê :)) :))
Deleterất tếu
DeleteMình nghĩ ông già Khổng mơ tưởng xã hội dựa vào nhân, kiểu như" hiếu kính với cha mẹ, tông trọng thầy giáo" là gốc của con người, rồi nhân nghĩa lễ trí tín gì đó. Và sự thực ông ta cũng trị lí được 1 vùng đất mà " ra đường không nhặt của rơi,..." Nhưng đối với văn minh phương Tây, đối với họ, nền văn hóa coi trọng thương nghiệp, thì kinh tế mới giải phóng được con người. Và mình thấy với người phụ nữ chẳng hạn, như mấy năm gần đây mới thực sự được giải phóng chút ít. Bởi vì nền kinh tế tự do mới cho người phụ nữ cuộc sống tự độc lập, họ có thể tự kiếm sống thì mới bình đẳng được chứ ?
ReplyDeleteTừ đó mình nghĩ rằng đối với nền văn hóa Trung Hoa trước đây, nó thực sự là bi kịch. Nó không nhận ra rằng kinh tế mới chính là điều cốt yếu để giải phóng con người chứ không hẳn là các qui phạm đạo đức hay pháp chế. Nhưng dù sao nó cũng thể hiện cái tư duy cấp cao, thứ mà đồng hóa mọi dân tộc khác khi xâm nhập vào đó. Đó cũng là điều hay đấy chứ ?