Cách đây không lâu, giáo sư S.
F. Lai (賴瑞和), chủ nhiệm khoa lịch sử của trường Đại học Thanh Hoa
Đài Loan đã có một buổi thuyết trình ở Việt Nam về chủ đề: đời sống hàng ngày thời nhà Đường. Ông Lại Thụy Hòa (theo tiếng
Hán) là người gốc Malaysia, học Tiến sĩ ở Mỹ, chuyên nghiên cứu lịch sử đời Đường
Trung Quốc, hiện đang dạy học tại Đài Loan (một lai lịch thật thú vị), đã dựa
trên phương pháp “dĩ đồ chứng sử”, dùng những hiện vật, tranh ảnh của đời nhà
Đường còn được bảo lưu hay được phát hiện trong khai quật khảo cổ để hình dung
về thời nhà Đường như sau: (1) Là một thời đại không có bàn ghế (2) Là thời đại
của các bản chép tay (3) Là thời đại sùng thượng văn học. Cái thứ (2) và cái thứ
(3) thì không có gì để phải lăn tăn. Lịch sử khắc in của Trung Quốc được ghi nhận
là bắt đầu từ thời Tống, còn chuyện dân đời Đường sùng thượng văn học thì không
phải đến giáo sư Lại, trước đó người ta cũng nói mãi rồi, thậm chí còn dẫn ra
nhiều ví dụ kinh điển (tỉ như dưới đời Đường có một bác fan của Bạch Cư Dị đã xăm
các bài thơ của họ Bạch lên người mình để tỏ lòng hâm mộ). Riêng chuyện về “cái
ghế”, ông Lại Thụy Hòa dựa trên rất nhiều bức tranh được vẽ dưới thời Đường (hoặc trước đời Đường, chủ yếu là các bức
bích họa) để chứng minh quan điểm từ đời Đường trở về trước người Trung Quốc “không
có bàn ghế”. Ông nói đời Đường người ta chỉ dùng “sàng” (床) hay
“tháp” (榻) để ngồi, đến đời Tống mới dùng bàn ghế (卓倚). (Lưu ý: chữ “sàng” hay được dịch là “giường”, nhưng nó không phải là giường dùng để ngủ, nó thực chất là một dụng cụ dùng để ngồi). Tuy nhiên, với câu hỏi tại sao đời Tống người ta lại
đột nhiên chuyển sang ngồi ghế (đồng
nghĩa với việc bỏ thói quen ngồi thấp chuyển thành ngồi cao hơn, bỏ thói quen
ngồi quỳ thành ngồi buông thõng chân) thì ông nói đó là vấn đề còn đang bỏ ngỏ
và hiện tại đang có rất nhiều thuyết khác nhau.
Theo tôi được biết, trái ngược
với quan điểm của ông Lại Thụy Hòa, trong một luận văn thạc sĩ mới bảo vệ năm
2007 nghiên cứu về gia cụ đời Đường, tác giả công trình có thống kê cả “bàn” (卓) lẫn “ghế” (倚) trong phần danh mục
những đồ dùng gia đình thời Đường, với lí giải: “ghế” đã xuất hiện dưới đời Đường
và “ghế” thực chất là sự biến thiên từ “hồ sàng” (胡床)
mà thành. Quan điểm này nhận được sự đồng thuận rất lớn trong giới nghiên cứu lịch
sử gia cụ Trung Quốc. Còn trong cuốn Cái
ghế cải biến Trung Quốc, tác giả cuốn sách đã phân tích tất cả các khía cạnh
văn hóa của tư thế ngồi quỳ (ngồi sàng tháp) sang tư thế ngồi thõng chân (ngồi ghế).
Có thể tóm lược rằng: tư thế ngồi quỳ gắn liền với rất nhiều lễ nghi quỳ lạy thời
cổ đại, ngồi quỳ chính là đại điện cho tinh thần kẻ sĩ, đại diện cho tinh thần
cận hồ bình đẳng (chủ khách, vua tôi ngồi ngang nhau trên cùng một bề mặt), và
nó tạo ra tiền lệ tụt giày xong rồi mới vào nhập tịch…vân vân và vân vân. Còn sự
xuất hiện của cái ghế được xem như một cuộc “đại cách mạng về sự ngồi” ở Trung
Quốc, nó đánh dấu sự khuyết thiếu của tinh thần kẻ sĩ (đã mất đi cùng với tư thế
quỳ ngồi-theo tác giả cuốn sách, hic), và đồng thời cũng tạo ra tiền lệ về thứ
bậc (kẻ được ngồi ghế, kẻ không được ngồi ghế) vân vân và vân vân…..
Câu chuyện về cái ghế đáng nhẽ
chỉ dừng lại thế nếu ông Lại, với một sự quan tâm rất thiết thực không hỏi những
người đến nghe hôm ấy rằng: ở Việt Nam các bạn có ai chuyên nghiên cứu về An Nam
đô hộ phủ không (mở ngoặc, chú ý chữ “chuyên”). (Ý ông ấy là nghiên cứu chuyên
sâu về một vấn đề lịch sử Việt Nam
có liên quan đến đời Đường ở Trung Quốc). Ngẫm ra thì hình như có, mà nghĩ kỹ
thì lại dường như chưa có ai. Có nghĩa là hình như đã có ai đó viết rồi, mà
hình như cũng chưa ai viết. Nếu là về vấn đề tổ chức bộ máy cai trị hay việc
phân chia khu vực hành chính ở An Nam đô hộ phủ thì có rồi, nhưng nếu là về đời sống thường ngày ở An Nam đô hộ phủ dưới thời Đường thì tuyệt nhiên là chưa.
Trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam
chúng ta thiếu vắng những công trình nghiên cứu về cái gọi là “đời sống thường
ngày” như thế. Chúng ta cũng thiếu vắng những thứ “lịch sử” như: “lịch sử gia cụ”,
“lịch sử phục trang”, “lịch sử ngành nghề”, “lịch sử ngựa chiến” (mở ngoặc nhấn
mạnh, chú ý là trong phạm vi khảo cứu chính thống có cứ liệu khoa học hẳn hoi
chứ không phải dựa trên mấy thứ tương truyền rằng hoặc nghe nói là….vân vân và
vân vân)…Những thứ “lịch sử” nhân sinh dạng thế thực ra luôn khiến cho những thời
đại xa tít mù tắp trở nên có thật, sống động cuốn hút hơn bao giờ hết. Thật tuyệt
vời nếu có thể biết được người Việt Nam thời xa xưa ấy ăn mặc như thế nào,
trang điểm ra sao, đồ ăn thức uống là những thức gì, lúc ấy người Việt Nam ngồi
ghế, ngồi xổm hay ngồi chiếu. Nếu người Việt Nam có truyền thống ngồi xổm thì
cái tư thế ngồi xổm ấy nó đại diện cho tinh thần văn hóa gì (he he he). Còn nếu
ngồi chiếu thì chiếu làm bằng gì, chiếu hình vuông hay hình chữ nhật, rải thẳng
lên đất hay rải trên chõng, hay trên thứ gì khác?), trong nhà đồ dùng có những
gì (có ống nhổ, bình vôi?), dựng nhà bằng gì, vách nhà dựng bằng tre nứa, hay trét
bằng bùn trộn rơm? Người dân đi chợ mua gì, bán gì, mua bán hàng hóa bằng
phương thức gì. (Bác Lại bác ấy chứng minh rằng lụa thời Đường chính là một dạng
tiền tệ. Bổng lộc của các quan một nửa là tiền một nửa là lụa. Không
tin, bác ấy lôi Đường thi ra chứng minh, một súc lụa thời Đường đổi được bao
nhiêu con ngựa.Hic). Tư liệu không phải là chúng ta không có, hoặc có thể có
ít, nằm rải rác đâu đó trong các bộ sử, trong các hiện vật khảo cổ, chỉ có điều
là chúng chưa được tập hợp lại để tạo thành một vấn đề của “lịch sử”.
bạn Quách làm phát đi, để sau này làm phim cổ trang đỡ tranh cãi!
ReplyDeleteKinh nghiên cứu nhanh thế :p
ReplyDeleteThế không đá gì đến bác Phan Cẩm Thượng à?
Hiện tượng ngồi xổm vô cùng đặc trưng của người Việt Nam í nhé, các bác cứ bàn quốc hoa quốc phục chứ tớ vote ngay khẩn cấp cho ngồi xổm là quốc thế của nước ta :ddd
à mà hôm í bác í xỉa "Thập diện mai phục" buồn cười thế nhỉ, với cả phụ nữ thời Đường ăn mặc xếch xi chết thôi hehe
ReplyDelete@Bác Gỗ Mun: Dạ, em mở ngoặc nhấn mạnh thêm một nghìn lẻ một lần nữa là em không phải sử gia. Hic. Có lẽ từ lúc này giở đi em sẽ suy nghĩ nghiêm túc về hướng sử tư gia chăng? He he he.
ReplyDelete@Nhị Linh: Đấy, đến phim của Trương Nghệ Mưu còn sai lầm chết người như thế huống chi là "Đường tới Thăng Long" của Việt Nam nhà mình.
Riêng tư thế ngồi xổm, hôm nào làm quả bài khảo cứu cho oách. He he he.
rất hay
DeleteĐời sau căn cứ vào câu "ngồi xổm trên dư luận" mà luận rằng dư luận thời ấy chả là gì, thấp tịt!
ReplyDeleteVụ tư thế ngồi là vấn đề khá hay. Nếu nói hiện tượng ngồi xổm là đặc trưng của người Việt thì không hẳn. Người Việt có 1 kiểu ngồi mà đến giờ vẫn rất thịnh hành, mọi người đều coi bình thường như việc thở ra hít vào, chính là kiểu ngồi xếp bằng. :D
ReplyDeleteSử ký của Tư Mã Thiên từng mô tả Triệu Đà búi tóc sau gáy, ngồi xếp bằng gặp sứ thần Lục Giả nhà Hán, sau đó bị tay họ Lục này mắng là đã quên tục của người Hán. :D
Sứ thần nhà Minh là Phan Hy Tăng khi sang nhà Lê năm 1513 cũng miêu tả: Răng đen nói tiếng chim sẻ, chân đất băng qua gai góc, ngồi xuống đất đa số xếp bằng, chèo thuyền đều cởi trần(hehehe).
Còn vụ ngồi xổm thì hiện chửa thấy cổ tịch nào kí tải. Một số nghiên cứu văn tự cổ của Tàu bảo rằng chữ Di (di rợ) chỉ người dân mạn Đông Bắc, vốn viết là chữ Thi (thây) tượng hình người ngồi xổm; chữ Giao (chỉ người Giao Chỉ phương Nam) vốn tượng hình người ngồi xếp bằng, đan chân vào nhau. :D
Bác Hiền xem có triển khai vụ này thành luận án khoa học được ko :D cho em tham gia với :))
Chỉ cần công trình khảo về vú Bà Triệu của Tam Uyển tiên sinh cũng được xem là để đời rồi chứ chưa cần nói đến chuyện ngồi xổm hay ngồi bệt. (Ngồi xếp bằng chân thực ra là ngồi bệt em ạ).
ReplyDeleteVài đoạn chép về thế "ngồi" của Triệu Đà nhé.
"Sử ký-Li Sinh Lục Giả liệt truyện": 高祖使陸賈賜尉他印為南越王。陸生至,尉他魋結箕倨見陸生. Ki cứ 箕倨 (箕踞): ngồi xoạc chân chữ bát ngông ngáo.
"Đại Việt sử ký toàn thư-Kỷ nhà Triệu": 帝踞見賈 (Đế cứ kiến Giả). Cứ 踞:Kiểu ngồi thu lu xoạc chân chữ bát.
Bản dịch bộ Đại Việt sử ký toàn thư, NXBKHXH, 1998 dịch là "ngồi xổm".Chẹp, thế đấy.