Friday, March 19, 2010

Vầng, thì lại "ấn" tiếp

Bác nào có ý định quan tâm thêm đến những vấn đề liên quan đến "ấn" đền Trần, xin đọc tiếp các ý kiến khác nhau trên các blog này.

Blog Gốc Sậy Hiện Đại - chủ nhân blog là tiến sĩ lịch sử chuyên về đình làng Việt Nam.

Blog Giao - Dẫn blog bác này để cho thấy cách viết chữ "Cương" ở các nơi trong khu vực.

Khuất Lão Động Chủ - Dẫn blog cao nhân ẩn danh để trả lời câu hỏi "cương có cần thổ". Thực ra, khi đọc bài viết của sư huynh xong tôi cũng đã từng thắc mắc về trường hợp chữ "Cương" và "Cường" với tác giả rồi, xem nó có nằm trong các trường hợp dùng "thông" hoặc "tục thể", "dị thể" hoặc viết kỵ húy hay không. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài viết, bác Trường Phong đã phải đưa thêm cái chữ "cương" trong hoành phi cổ, ấy là vì đề phòng trước những trường hợp các bác nào khoái tra từ điển Thiều Chửu lại thắc mắc.Câu trả lời của tôi cho câu hỏi trên blog Khuất Lão Động Chủ đó là: không thể châm chước.

Còn một hướng điều tra quan trọng khác mà chúng tôi đang đi xác minh nhưng e rằng nếu nói trước ở đây, những người trong cuộc sẽ bịt thông tin thì hết đường khai thác.


5 comments:

  1. Thế Khang Hy có cơ khá hơn không ạ? ;P

    ReplyDelete
  2. Điều quan trọng hơn hết: đó là ẤN GIẢ, không phải ẤN THẬT của Nhà Trần!

    ReplyDelete
  3. http://vn.360plus.yahoo.com/daiviettinhtham/article?mid=3994
    khang hy

    ReplyDelete
  4. @Khuê Việt: Vầng, Khang Hy cao cấp quá. Chỉ có bậc thức giả mới dùng từ điển dày cùi như thế, nhà cháu chỉ tuyền dùng Thiều Chửu không hà...:)) :)) :))

    @Cao nhân ẩn danh: Vầng, bác dạy chí phải. Vấn đề không phải là "cương" hay "cường", mà ngay từ đầu, mọi thứ đã là "giả" hết.

    @Sư huynh: Thanks sư huynh nhiều nhiều. Ít ra thì cũng không để em mất thì giờ vào mấy cái vụ ba láp...

    ReplyDelete
  5. Trí thức làm loạn

    ReplyDelete