Khi đọc những phản biện của Blogger Le Minh Khai ở đây
và ở đây về trường hợp chữ “đối” (碓:
chữ này Le Minh Khai đọc là “đôi”, chúng tôi đọc là “đối”) trong văn bản Hán
văn Đại Việt sử lược đã "bị" Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường dịch
thành “hùng” 雄 trong bản tiếng
Việt mà không có sự giải thích, tôi đã tiến hành kiểm tra lại các thông tin. Tôi cho rằng đã có uẩn khúc trong trường
hợp này. Có lẽ vào thời điểm khi dịch Đại Việt sử
lược, cả Trần Quốc Vượng lẫn Nguyễn Gia Tường đều không có điều kiện
tiếp xúc với chính văn Đại Việt sử lược
khắc in trong Tứ khố toàn thư (là bản gốc) mà họ chỉ dịch dựa trên bản một bản sao chép được lưu trữ tại Việt Nam. Trong trường hợp Trần Quốc Vượng, đó có thể là bản Việt sử lược ký hiệu Vhv.1521. Bản Hán văn này được in kèm trong cuốn Việt sử lược (Trần Quốc Vượng
dịch, Đinh KhắcThuân đối chiếu chỉnh lý, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ
Đông Tây xuất bản năm 2005. Bản in năm 2005 này người đối chiếu chỉnh lý cũng hoàn toàn dựa trên bản Vhv.1521 nên cũng không có chú thích gì cho trường hợp Hùng Vương).
Việt sử lược trong Tứ khố toàn thư |
Việt sử lược ký hiệu VHv.1521 (bản sao chép?) |
Qua ảnh chụp, có thể suy đoán, Việt sử lược ký hiệu Vhv.1521 là một bản sao chép lại từ nguyên bản của
Tứ khố. Tuy nhiên, giữa hai bản có một sự sai khác rất nghiêm trọng: toàn bộ những chữ “đối” 碓" (trong chữ "Đối Vương". mục Quốc sơ duyên cách) của bản trong Tứ khố, đã được sửa lại thành
“hùng” trong bản ký hiệu Vhv. 1521 (chữ “hùng” có một bên là chữ hữu右và một bên là bộ chuy隹).(xem ảnh)
Như vậy, có thể hiểu, vô hình chung, người sao chép Hán văn (chứ không phải người dịch sang tiếng Việt) đã mặc nhiên cho rằng “đối” 碓 chính là sự chép sai từ “hùng” (một bên là chữ右 và một bên là bộ chuy隹) . Theo tôi, trong trường hợp này, ông Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường đã không có điều kiện đối chiếu với bản gốc (và cũng có thể là vào thời điểm đó họ chưa tiếp xúc cả với những công trình hiệu đính của Trần Kinh Hòa) nên họ mặc nhiên dịch thành "hùng" (theo đúng tự dạng chép trong VHv.1521), họ không biết được có sự tồn tại của chữ “đối” 碓 trong văn bản, dẫn tới cả hai đều không có chú giải cho trường hợp này.
"Đối" trong Việt sử lược Tứ khố toàn thư |
Thành "hùng" trong Việt sử lược ký hiệu VHv.1521 |
Như vậy, có thể hiểu, vô hình chung, người sao chép Hán văn (chứ không phải người dịch sang tiếng Việt) đã mặc nhiên cho rằng “đối” 碓 chính là sự chép sai từ “hùng” (một bên là chữ右 và một bên là bộ chuy隹) . Theo tôi, trong trường hợp này, ông Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường đã không có điều kiện đối chiếu với bản gốc (và cũng có thể là vào thời điểm đó họ chưa tiếp xúc cả với những công trình hiệu đính của Trần Kinh Hòa) nên họ mặc nhiên dịch thành "hùng" (theo đúng tự dạng chép trong VHv.1521), họ không biết được có sự tồn tại của chữ “đối” 碓 trong văn bản, dẫn tới cả hai đều không có chú giải cho trường hợp này.
Chữ "đối" |
Chữ "hùng" |
Quay lại chuyện “đối” 碓
và “hùng” (chữ “hùng” như trên ảnh), có thể thấy sự khác biệt của hai chữ
này là vô cùng nhỏ, đặc biệt rất dễ nhầm lẫn. Đặt giả thiết “đối” 碓 là một chữ bị Tứ khố toàn thư khắc nhầm, tôi
cho rằng trường hợp “hùng” (một bên là chữ右 và một bên là bộ chuy隹) bị nhầm sang “đối” 碓 là trường hợp có khả năng hơn là nhầm từ “lạc”
雒sang “đối” 碓. Nhận định đó của tôi thuần túy dựa trên mặt
tự dạng. Còn những chuyện phức tạp hơn về cuộc tranh luận Lạc Vương và
Hùng Vương chúng tôi sẽ trở lại trong một bài khác.
...........................
Gạch đầu dòng:
1.
...........................
Gạch đầu dòng:
1.
Mục Hồng Bàng thị (Họ Hồng Bàng) trên Wikipedia Trung văn |
Đây là mục viết về họ Hồng Bàng trên Wikipedia Trung văn , những người viết đã đặt Đôi Vương như là một trong những hiệu của vua thời Hồng Bàng. "Quân chủ xưng hiệu là "Hùng Vương". "Lạc Vương" hoặc "Đôi Vương", từng sử dụng quốc hiệu như "Xích Quỷ quốc", "Văn Lang quốc"....vvvv. Wikipedia không phải là một tài liệu tham khảo mang tính học thuật, nhưng là nơi cung cấp thông tin dạng phổ biến, vì thế trong trường hợp này cũng cần có sự lưu ý.
2. - Một cách thức diễn giải lười biếng khác: Thời Hồng Bàng, các vị vua nối nhau lên ngôi, lần lượt xưng hiệu là: Lạc Vương, Hùng Vương (hoặc Đôi Vương)...vvv. Như thế có nghĩa là có cả Lạc lẫn Hùng, đỡ phải tranh cãi Lạc hay Hùng mới là chính xác....
Liên kết:
Blog Le Minh Khai: The Evils of Quốc Ngữ #4 continued again
Liên kết:
Blog Le Minh Khai: The Evils of Quốc Ngữ #4 continued again
Con đường tìm về nguồn gốc thật thăm thảm & gian truân quá! :)
ReplyDelete-Thủy Kinh chú dẫn Giao châu ngoại vực ký chép:交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民。設雒王雒侯主諸郡縣。 (Hồi Giao Chỉ còn chưa phải quận huyện, đất có Lạc điền, ruộng ấy theo nước thủy triều lên xuống, dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn, nên gọi là Lạc dân. Lại đặt ra Lạc vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện.)
ReplyDelete-Thái Bình Quảng ký dẫn Nam Việt chí chép: 交趾之地,頗為膏腴,從民居之,始知播植。厥土惟黑壤,厥气慘雄,故今稱其田為雄田,其民為雄民。有君長,亦曰雄王,有輔佐焉,亦曰雄侯。分其地以為雄將 (Đất Giao Chỉ, rất là màu mỡ, từ khi dân đến ở, mới biết gieo trồng. Vùng ấy toàn đất đen, khí ở vùng ấy toàn hùng khí - khí dương cương, vậy nên nay gọi ruộng ở đó là Hùng điền, dân ở đó là Hùng dân, có quân trưởng, cũng gọi Hùng vương, lại có người phò tá, cũng gọi là Hùng hầu, phân đất ấy cho các Hùng tướng) Phiên Ngung tạp ký của Trịnh Hùng thời Đường cũng chép nội dung tương tự 交阯之地最為膏腴,舊有君長曰雄王,其佐曰雄侯,其地曰雄田 (Đất Giao Chỉ màu mỡ nhất, xưa có quân trưởng gọi là Hùng vương, người phò tá gọi là Hùng hầu, đất gọi là Hùng điền)
Tra các sách cổ hơn Việt sử lược thì thấy có vài dòng như vậy. Em ngờ rằng chỉ có Việt sử lược chép là Đối vương.
Có 4 vấn đề:
Delete1. Thứ nhất, đây là một ví dụ điển hình về vấn đề văn bản học trong sử liệu ở nước ta.
2. Thứ hai, kiểm tra lại nguồn tài liệu mà ông Trần Kinh Hòa đã chú dưới mục Hùng Vương trong bản ĐVSKTT do ông ấy hiệu đính. Hôm trước, khi chúng ta tra, thấy ông ấy nói rất rõ: có bản này, bản này ghi là "Đôi Vương", bản này, bản này ghi là "Lạc Vương:, còn ông ấy thì dùng là "Hùng Vương"....Không hiểu vì sao bản ĐVSKTT của Trần Kinh Hòa chị có trong máy lại bắt đầu từ thế kỷ XV, thiếu toàn bộ phần từ thế kỷ XV trở về trước, vì thế không cắt được cái đoạn đó.
3. Thứ ba, lưu ý hiện tượng Wikipedia Trung Văn, mục Hồng Bàng thị, họ cũng đưa cả Đôi Vương vào: vua của họ gọi là Hùng Vương, Lạc Vương, Đôi Vương....vvv
4. Le Minh Khai có một gợi ý cho chúng ta: An Nam chí lược và An Nam chí nguyên không nhắc gì về Hùng Vương mà chỉ nhắc đến Lạc vương. Vậy rốt cục Lạc là phiên bản sớm và Hùng là phiên bản muộn hơn, hay ngược lại? Cái này rất chi là đau đầu, các cụ cãi nhau mấy thế kỷ rồi, giờ vẫn tiếp tục cãi...
Thế rốt cuộc là "Đôi" hay "Đối"?
ReplyDeleteMà người học chữ Hán sao lại viết "vô hình chung"?
Cảm ơn bác đã nhắc nhở. Chính xác phải là "vô hình trung' nhỉ?
DeleteKhông phải chỉ có chữ LẠC 雒 này mới bị lộn ra 雄 HÙNG .
ReplyDeleteSách Hậu Hán Thư , Liệt Nữ Truyện , có đề cập đến hiếu nữ Thúc Tiên Hùng 叔先雄 . Sang đến sách Thuỷ Kinh Chú , quyển 33 thì lại đổi ra thành tên LẠC 絡 ( xem Thủy Kinh Chú Sớ , bản dịch cuả cụ Nguyễn Bá Mão , trang 85 , 86 ) .
LẠC 絡 này thì khác xa với 雄 HÙNG , không thể lộn vào đâu được , thế mà các ông Tầu vẫn lộn !
Lạc là của người Choang, Hùng là của triều đại ở Việt Nam. Người ta trộn lẫn lịch sử vào nhau nên Lạc biến thành Hùng. Trường hợp Đối Vương, xét về bối cảnh thì có lẽ là Lạc Vương.
ReplyDeletebài viết rất hay
ReplyDelete