Thursday, April 19, 2012

Lòng hào hiệp (2)


Dự báo thời tiết: Hà Nội hôm nay nóng trên 30 độ C, trời từ sáng đã oi bức âm u, nhưng không có mưa. Vậy mà đã có một hiện tượng lạ xảy ra: nước ngập lênh láng trên một con phố gần khu phố cổ của Hà Nội. Nghe thiên hạ đồn rằng: đó là do sự cố rò rỉ của những giọt nước mắt quá vui mừng.


Photobucket



Chuyện lạ đó đây: một phụ nữ “có tuổi” đã “khiêu vũ quay tròn” với một thùng sách trong những tiếng la hét đầy kích động trước sự chứng kiến đầy bao dung của nhiều nhân chứng. Rất may không có một clip nào được quay lại. :)



Photobucket

Bạn hãy ngắm nhìn những cuốn sách này xem, chúng thật đẹp đẽ xiết bao, nhưng giá như bạn biết được, chúng có một thông điệp đe dọa ngấm ngầm: “Liệu hồn đấy nhá, hãy học lại căn bản từ đầu cho tử tế!”.


Photobucket
"Liệu hồn! Hãy học lại căn bản từ đầu cho tử tế!"

........
Cảm ơn rất nhiều, những tấm lòng hào hiệp! 

Thursday, April 12, 2012

Đối Vương hay Hùng Vương (tiếp theo)


Tôi đã có thể xác định chắc chắn rằng bản Việt sử lược ký hiệu VHv.1521 không phải là bản mà ông Trần Quốc Vượng dùng để dịch sang tiếng Việt. Ký hiệu VHv.1521 được in kèm thêm vào bản in Việt sử lược năm 2005 chỉ là một giải pháp tình thế (đây là một câu chuyện liên quan đến văn bản học sử liệu mà tôi sẽ nói  sau).


Photobucket
Bản Việt sử lược in năm 2005
Photobucket














Tuy nhiên, suy luận của tôi về việc ông Trần Quốc Vượng dịch Việt sử lược trên một bản chép tay vẫn đứng vững khi có người (đáng tin cậy) khẳng định điều đó. Nhưng lúng túng ở chỗ người cung cấp thông tin cũng không rõ bản đó là bản nào? Le Minh Khai ở đây đã chỉ ra một chi tiết quan trọng: Trong VHv.1521 không nhắc gì đến 守山閣叢書 (Thủ sơn các tùng thư), trong khi tại bản dịch của Trần Quốc Vượng lại nêu rõ chi tiết đó. Nếu thực sự ông Trần Quốc Vượng đã dịch Việt sử lược dựa trên một bản chép tay thì bản đó nhất định phải có đầy đủ các yếu tố đã nêu trong phần dịch.

Hiện nay trong Kho sách của Viện Hán Nôm có 2 bản Việt sử lược 越史略. 1 bản có ký hiệu VHv.1521 như tôi đã nói ở bài trước. 1 bản khác có kí hiệu VHv.1331. Trong Thư mục đề yếu có thuyết minh rõ: Đây là bản do Hoàng Xuân Hãn chép bằng bút mực xanh trên giấy tây kẻ sẵn theo hàng dọc. Cuốn này trong Thư viện Hoàng Xuân Hãn có kí hiệu là A.74.



Photobucket
Việt sử lược ký hiệu VHv.1331



Photobucket
Mục "Quốc sơ duyên cách" bản VHv.1331

Khi chúng tôi khảo sát văn bản VHv.1331, lúc đầu thật khó phát hiện ra dòng chữ 守山閣叢書 (Thủ sơn các tùng thư), vì nó bị đóng chẹt vào gáy sách (nếu không nhìn kỹ sẽ hoàn toàn không biết đến dòng chữ này).



Photobucket
守山閣叢書 (Thủ sơn các tùng thư) 
Photobucket
守山閣叢書 (Thủ sơn các tùng thư) 



Và không ngoài dự đoán của chúng tôi, cũng giống như VHv.1521, toàn bộ những chỗ chép là “Đối” trong nguyên bản Tứ khố, đều tự động chuyển thành “Hùng” (hữumột bên, bộ chuymột bên) trong bản chép tay VHv.1331.

Photobucket
Bản Việt sử lược trong Tứ khố
Photobucket
Bản Việt sử lược bản VHv.1331


Chính vì sự phát hiện ra dòng chữ守山閣叢書 (Thủ sơn các tùng thư) ở một vị trí khó khăn như thế (nằm kẹp trong gáy sách) nên chúng tôi nghi ngờ bản VHv.1521 cũng trong trường hợp tương tự. Bản VHv.1521 mà Thư viện Hán Nôm cung cấp cho độc giả là bản copy. Tôi có chút băn khoăn giả dụ nếu ở bản gốc của ký hiệu VHv.1521守山閣叢書 (Thủ sơn các tùng thư) cũng được chép ở một vị trí sát gáy sách thì khi photo sách có thể dòng chữ đó sẽ bị bỏ sót. Tuy nhiên khi tôi ngỏ lời muốn xin được phục vụ bản gốc thì Thư viện họ yêu cầu phải có sự đồng ý của cấp lãnh đạo Viện. Vì các thủ tục cần có một thời gian nhất định nên tạm thời với trường hợp VHv.1521 tôi chưa thể xác minh rõ có hay không có dòng chữ守山閣叢書 (Thủ sơn các tùng thư).   

Tôi không khẳng định chắc chắn rằng ông Trần Quốc Vượng có thể đã dịch Việt sử lược từ bản chép tay của Hoàng Xuân Hãn. Bởi vì sẽ còn nhiều các vấn đề rắc rối khác của yếu tố văn bản học mà hiện giờ tôi chưa thể khảo sát. Nhưng lần này, vấn đề thực sự mà tôi quan tâm lại không nằm ở chuyện ông Trần Quốc Vượng đã dịch từ bản nào. Việc xác minh lại các thông tin của bản VHv.1331 càng khiến tôi băn khoăn: tại sao trong các bản chép tay của Việt sử lược ở Việt Nam, “Đối vương” lại “tự động” được chép thành “Hùng vương” như một sự mặc nhiên? Trong khi những bản Việt sử lược in thành sách ở Trung Quốc chữ Đối vẫn được giữ nguyên? Có phải vì tự dạng của hai chữ “hùng” và “đối” quá giống nhau nên khi người sao chép ở Việt Nam đã có sự nhầm lẫn? Hay người sao chép nghiễm nhiên cho rằng “Đối” là sai, “Hùng” mới đúng. Với những người tiến hành sao chép Việt sử lược (những trí thức Nho học) ở Việt Nam dường như được kế thừa một thứ “tiềm thức Hùng Vương”, thứ tiềm thức này đã tồn tại từ các thế hệ trí thức Nho học trước nữa, trước nữa và trước nữa nữa, khiến cho các khả năng có một vị tổ tiên dân tộc khác không phải tên là Hùng Vương đều bị loại bỏ, nghĩa là vị tổ tiên của dân tộc nhất định phải là “Hùng”? Thậm chí ngay cả Hoàng Xuân Hãn cũng mang "tiềm thức" này nếu quả thực ông chính là người chép văn bản VHv.1331. 'Hùng" bắt đầu được tiếp nhận vào Việt Nam từ bao giờ và qua hệ thống sử liệu nào? Vậy tại sao trí thức phong kiến nhất quyết chọn “Hùng” mà không phải “Lạc” (trong khi "Lạc" đáng nhẽ phải là "ứng cử viên" số một vì tư liệu ghi chép về nó có niên đại  sớm hơn)? Nó phản ánh ý thức hệ gì và  cho thấy gì về hệ thống sử liệu Nho gia Việt Nam?

Một ghi chú nhỏ: “Đối”: chày giã gạo
……………………….
Bàn về Lạc Vương và Hùng Vương trên Tri Tân (hay là sự trỗi dậy của ứng cử viên "Lạc Vương" cho ghế "quốc tổ" :)) :))):

1. Nguyễn Văn Tố, Lạc Vương chứ không phải Hùng Vương, Tri Tân, số 9, Tháng 8, năm 1941.
2. Nguyễn Văn Tố, Lạc Vương với Hùng Vương, Tri Tân số 96, 1943
3. Nguyễn Văn Tố, Lại chữ Lạc với chữ Hùng, Tri Tân số 101, 1943
4. Ngô Đức Kinh, Góp ý kiến vào câu chuyện Lạc Vương với Hùng Vương, Tri Tân số 105, 1943

Liên kết: 
Blog Le Minh Khai: The Evils of Quốc Ngữ #4 continued yet again

Saturday, April 7, 2012

ĐỐI VƯƠNG HAY HÙNG VƯƠNG?


Khi đọc những phản biện của Blogger Le Minh Khai ở đây và  ở đây về trường hợp chữ “đối” (: chữ này Le Minh Khai đọc là “đôi”, chúng tôi đọc là “đối”) trong văn bản Hán văn Đại Việt sử lược đã "bị" Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường dịch thành “hùng” 雄 trong bản tiếng Việt mà không có sự giải thích, tôi đã tiến hành kiểm tra lại các thông tin. Tôi cho rằng đã có uẩn khúc trong trường hợp này. Có lẽ vào thời điểm khi dịch Đại Việt sử lược, cả Trần Quốc Vượng lẫn Nguyễn Gia Tường đều không có điều kiện tiếp xúc với chính văn Đại Việt sử lược khắc in trong Tứ khố toàn thư (là bản gốc) mà họ chỉ dịch dựa trên bản một bản sao chép được lưu trữ tại Việt Nam. Trong trường hợp Trần Quốc Vượng, đó có thể là bản Việt sử lược ký hiệu Vhv.1521. Bản Hán văn này được in kèm trong cuốn Việt sử lược (Trần Quốc Vượng dịch, Đinh KhắcThuân đối chiếu chỉnh lý, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản năm 2005. Bản in năm 2005 này người đối chiếu chỉnh lý cũng hoàn toàn dựa trên  bản Vhv.1521 nên cũng không có chú thích gì cho trường hợp Hùng Vương). 
Photobucket
Việt sử lược trong Tứ khố toàn thư

Photobucket
Việt sử lược ký hiệu VHv.1521 (bản sao chép?)


Qua ảnh chụp, có thể suy đoán,  Việt sử lược ký hiệu Vhv.1521 là một bản sao chép lại từ nguyên bản của Tứ khố. Tuy nhiên, giữa hai bản có một sự sai khác rất nghiêm trọng: toàn bộ những chữ “đối” 碓" (trong chữ "Đối Vương". mục Quốc sơ duyên cách) của bản trong Tứ khốđã được  sửa lại thành “hùng” trong bản ký hiệu Vhv. 1521 (chữ “hùng” có một bên là chữ hữuvà một bên là bộ chuy).(xem ảnh)


Photobucket
"Đối" trong Việt sử lược Tứ khố toàn thư

Photobucket
Thành "hùng" trong Việt sử lược ký hiệu VHv.1521





Như vậy, có thể hiểu, vô hình chung, người sao chép Hán văn (chứ không phải người dịch sang tiếng Việt) đã mặc nhiên cho rằng “đối” chính là sự chép sai từ “hùng” (một bên là chữ và một bên là bộ chuy) . Theo tôi, trong trường hợp này, ông Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường đã không có điều kiện đối chiếu với bản gốc (và cũng có thể là vào thời điểm đó họ chưa tiếp xúc cả với những công trình hiệu đính của Trần Kinh Hòa) nên họ mặc nhiên dịch thành "hùng" (theo đúng tự dạng chép trong VHv.1521), họ không biết được có sự tồn tại của chữ “đối” 碓 trong văn bản, dẫn tới cả hai đều không có chú giải cho trường hợp này.


Photobucket
Chữ "đối" 
Photobucket
Chữ "hùng"


Quay lại chuyện “đối” và “hùng” (chữ “hùng” như trên ảnh), có thể thấy sự khác biệt của hai chữ này là  vô cùng nhỏ, đặc biệt rất dễ nhầm lẫn. Đặt giả thiết “đối”  là một chữ bị Tứ khố toàn thư khắc nhầm, tôi cho rằng trường hợp “hùng” (một bên là chữ và một bên là bộ chuy) bị nhầm sang “đối” 碓 là trường hợp có khả năng hơn là nhầm từ “lạc” sang “đối” . Nhận định đó của tôi thuần túy dựa trên mặt tự dạng. Còn những chuyện phức tạp hơn về cuộc tranh luận Lạc Vương và Hùng Vương chúng tôi sẽ trở lại trong một bài khác.

...........................

Gạch đầu dòng:

1.

Photobucket
Mục Hồng Bàng thị (Họ Hồng Bàng) trên Wikipedia Trung văn
.
Đây là mục viết về họ Hồng Bàng trên Wikipedia Trung văn , những người viết đã đặt  Đôi Vương như là một trong những hiệu của vua thời Hồng Bàng. "Quân chủ xưng hiệu là "Hùng Vương". "Lạc Vương" hoặc "Đôi Vương", từng sử dụng quốc hiệu như "Xích Quỷ quốc", "Văn Lang quốc"....vvvv. Wikipedia không phải là một tài liệu tham khảo mang tính học thuật, nhưng là nơi cung cấp thông tin dạng phổ biến, vì thế trong trường hợp này cũng cần có sự lưu ý.

2. - Một cách thức diễn giải lười biếng khác: Thời Hồng Bàng, các vị vua nối nhau lên ngôi, lần lượt xưng hiệu là: Lạc Vương, Hùng Vương (hoặc Đôi Vương)...vvv. Như thế có nghĩa là có cả Lạc lẫn Hùng, đỡ phải tranh cãi  Lạc hay Hùng mới là chính xác....

Liên kết: 
Blog Le Minh Khai:  The Evils of Quốc Ngữ #4 continued again